Bệnh nam khoa là nỗi ám ảnh của nhiểu anh em. Vì vậy hãy lưu ý chọn quần sịp khi mắc bệnh nam khoa để bảo vệ “cậu nhỏ” cho thật tốt nào.
Vùng kín là vị trí nhạy cảm và dễ bị ảnh hưởng bởi các vi khuẩn gây bệnh. Để ngăn ngừa các vi khuẩn gây bệnh đồng thời hạn chế sự phát triển của bệnh, bạn nên tuân thủ 10 nguyên tắc chọn quần sịp khi mắc bệnh nam khoa dưới đây.
Contents
Thay quần sịp hàng ngày
Mặc quần sịp khá lâu khi mắc bệnh nam khoa là tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi thêm. Lúc này những chiếc quần nên được thay ra và mang đi giặt sạch để bảo vệ “cậu nhỏ”, tốt nhất bạn nên thay quần sịp 2 lần 1 ngày. Tốt nhất là thay mới quần sịp nam bằng cách mua mới trong những ngày đang phải điều trị bệnh.
Không mặc quần lót chật
Nhiều nam giới cho rằng mặc quần sịp ôm sát cơ thể sẽ tạo cảm giác chắc chắn, tự tin và để giữ “an toàn” cho cậu nhỏ trong những ngày điều trị nam khoa.
Tuy nhiên cách mặc quần sịp này lợi bất cập hại vì ảnh hưởng rất xấu đến “cậu nhỏ” vốn cần thông thoáng trong thời gian trị bệnh. Bí hơi vùng kín sẽ gây ra một số vấn đề viêm nhiễm, nấm ngứa khiến bệnh càng nặng hơn.
Lựa chọn chất liệu dễ chịu, thân thiện với làn da
Những chiếc quần sịp làm từ chất liệu thấm hút kém sẽ khiến vùng kín của bạn càng thêm bí bách, vùng kín sẽ luôn trong tình trạng ẩm ướt, tạo điều kiện cho vi khuẩn gia tăng, đôi khi sẽ làm bạn mắc thêm một số bệnh da liễu ngay cả khi còn đang phải trị bệnh nam khoa. Do đó, lựa chọn quần sịp với chất liệu thấm hút tốt như cotton, vải tre,… không chỉ giúp bạn thoải mái hơn mà còn hỗ trợ tối đa quá trình điều trị. Ngoài ra, bạn cũng tránh dùng những chiếc quần làm từ loại vải dễ bị phai màu vì có thể chúng sẽ gây kích ứng da đấy.
Tránh mặc quần sịp tối màu
Bạn có thể mặc quần sịp đen, nâu, tím than,… vì sở thích và thói quen nhưng trên cơ sở an toàn nhất là khi điều trị nam khoa thì là điều không nên. Mặc quần lót tối màu về cơ bản sẽ gây khó khăn trong quá trình theo dõi bệnh, vải được nhuộm màu cũng chứa nhiều hóa chất hơn, không tốt cho vùng kín đang mắc bệnh. Vì vậy, tốt nhất bạn hãy chọn đồ lót sáng màu như trắng, vàng, nude,… để có thể dễ dàng quan sát dịch viêm hay mủ tiết ra từ nơi có bệnh.
Nên mặc quần lót tam giác
Quần lót boxer có thể được nhiều an hem sử dụng vì cảm thấy thoải mái và dễ chịu nhưng bạn không nên mặc chúng khi đang điều trị nam khoa vì loại quần này có thể mang đến những bất lợi. Quần boxer dễ dàng mang vi khuẩn, dịch mủ bệnh chảy xuống phần đùi, xuống chân gây mất vệ sinh, thậm chí có khả năng lây lan sang người khác. Vì vậy, quần lót tam giác vẫn mang lại nhiều lợi ích hơn cho bạn khi điều trị nam khoa đấy.
Giữ vệ sinh, không làm lây lan bệnh
Hẳn thường ngày là bạn sẽ để quần sịp dồn lại và giặt một lần. Cách này có thể bình thường nếu như bạn khỏe mạnh còn khi bạn đang điều trị nam khoa thì không. Quần sịp để lâu ngày sẽ tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại sinh sôi thêm cũng là nguyên nhân chính gây nên các bệnh nam khoa. Để quá trình điều trị bệnh thuận lợi, bạn nên chú ý giặt quần lót lót ngay sau khi thay để chúng luôn sạch sẽ.
Khi giặt đồ lưu ý không giặt chung với quần áo của các thành viên khác trong gia đình. Hãy giặt riêng chúng và vò thật kỹ với bột giặt dịu nhẹ để không gây kích ứng da nhé.
Vứt sạch quần lót sau khi hết bệnh
Cho dù bạn có yêu mến chiếc quần sịp đã gắn bó với mình bao lâu thì cũng đừng tiếc nuối mà hãy mạnh dạn vứt ngay chúng vào sọt rác sau khi điều trị nam khoa. Một số virut gây bệnh lậu, giang mai, sùi mào gà,… vẫn có thể bám lại trên quần sịp sẽ làm bạn tái bệnh nếu như mặc lại. Có lẽ bạn sẽ chẳng muốn mình sẽ lại tốn thời gian, tốn tiền, mệt mỏi để điều trị bệnh tái phát đâu nhỉ. Vì thế đừng tiếc tiền mua đồ lót nam mới, nó sẽ chẳng thấm vào đâu với số tiền bạn phải bỏ ra để điều trị nam khoa đâu.
Kết luận
Chọn quần sịp khi mắc bệnh nam khoa là yếu tố quan trọng giúp quá trình điều trị thuận lợi hơn. Bạn không cần thiết phải mặc đồ đắt tiền mà nên ưu tiên đến kích cỡ sao cho dễ chịu khi mặc, độ thấm hút tốt, mát mẻ, có màu sáng. Bạn nên thay quần lót ngay khi xong thời gian chữa bệnh.
Chúc bạn luôn khỏe mạnh và hạnh phúc!
Video bệnh lậu lây qua đường quần áo: